Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện diện quanh ta và định hình nhiều khía cạnh của đời sống, thay đổi phương thức làm việc, học tập và giải trí. Giống như “nguồn điện mới” mà Andrew Ng ví von, AI góp phần tạo nên các vật dụng trong đời sống, từ smartphone đến xe tự lái.
Đi kèm với sự phát triển của AI trong thời đại công nghệ, nỗi lo âu về sự đe dọa của AI tới đời sống của con người cũng dần lớn lên. Tuy nhiên, AI không thay thế con người mà là một nền tảng giúp quy trình vận hành được tối ưu, hiệu quả hơn. Vì vậy con người và AI cần hợp tác để cùng nhau phát triển. Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn và tối ưu sức mạnh của trí tuệ nhân tạo là yếu tố chính giúp nâng cao hiệu quả công việc và nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên số.
Tư duy máy tính (computational thinking) là chìa khóa để con người thích nghi với thế giới AI. Đây là kỹ năng thiết yếu giúp con người phân tích vấn đề, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và sử dụng công nghệ hiệu quả.
Con người và AI cùng hợp tác
Trí tuệ nhân tạo là công nghệ giúp máy tính có thể suy nghĩ như con người, bắt đầu hỗ trợ những công việc cơ bản trong cuộc sống. AI đã mở ra một thế giới mới dựa trên dữ liệu, đòi hỏi những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề. Trong đó, tư duy máy tính là cách tiếp cận giúp con người phân tích, đưa ra giải pháp và làm chủ công nghệ AI.
Khái niệm về tư duy máy tính xuất hiện từ những năm 1950, nhưng cụm từ này chỉ được sử dụng lần đầu tiên bởi giáo sư Seymour Papert vào năm 1980. Đến năm 2006, Jeannette Wing đã chỉ ra tư duy máy tính là một kỹ năng cơ bản và cần thiết cho tất cả mọi người, không phải chỉ cho các kỹ sư máy tính. Giáo sư Wing cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tích hợp tư duy máy tính vào tất cả các môn học của học sinh. Học sinh được học về tư duy máy tính sẽ xử lý các việc hàng ngày tốt hơn.
Bên cạnh đó, tư duy máy tính là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng ở Mỹ và các nước châu Âu. Prolog là một tổ chức điển hình với nhiệm vụ phổ biến tư duy máy tính toàn cầu và tích hợp tư duy máy tính trong giáo dục và cuộc sống hàng ngày. Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF) đã đầu tư 100 triệu đô cho chương trình CDI về tư duy máy tính cho kỹ sư và khoa học. Tại Việt Nam, STEAM for Vietnam đã và đang phổ biến tích hợp tư duy máy tính đến rất nhiều học sinh Việt Nam trên khắp thế giới.
Con người và AI cùng hợp tác
Tư duy máy tính gồm 4 bước chính: tách (decomposition), tìm (pattern recognition), nhìn (abstraction), viết (algorithms). Khi giải quyết một vấn đề, chúng ta cần chia nhỏ vấn đề, phát hiện quy luật và áp dụng chúng, khái quát hoá, và tạo thuật toán để giải quyết.
4 bước trên tương tự với cách hoạt động của trí tuệ nhân tạo. Chia nhỏ vấn đề (divide and conquer) là một trong những kỹ thuật giải quyết vấn đề cổ điển của máy tính, được sử dụng trong học tăng cường (reinforcement learning), khi máy tính khám phá các tình huống để đưa ra quyết định. Tìm ra các đặc tính chung là sức mạnh chính của các công nghệ học sâu (deep learning) khi có một lượng dữ liệu đủ lớn. Bằng việc tìm hiểu về cả tư duy máy tính và trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ học được thêm về cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề hiệu quả, và quan trọng nhất là giải quyết các vấn đề phức tạp quy mô lớn cùng với AI.
TTNV – Chìa khoá vàng trong tư duy máy tính
Tư duy máy tính tồn tại ở nhiều ngành nghề khác nhau, từ sinh học, tài chính, đến ngôn ngữ, thiết kế. Chẳng hạn trong sinh học, tư duy máy tính đã được sử dụng để giúp giải mã bộ gen của con người, giúp mô phỏng các chu trình phức tạp của tự nhiên.
Không chỉ trong môi trường học thuật, tư duy máy tính còn được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Một ví dụ áp dụng tư duy máy tính trong đời sống được thể hiện qua việc sắp xếp thứ tự vật dụng và đồ ăn trong một hàng buffet. Tại đây, chúng ta thường thấy đũa, thìa, nĩa thường được để ở cuối hàng, thuận lợi cho quá trình khách hàng lấy được các dụng cụ và thức ăn chỉ trong một lần đi. Khách hàng không cần phải bận tâm về đĩa, thìa, nĩa khi lấy thức ăn vào đĩa. Chính vì tư duy máy tính xuất hiện xung quanh chúng ta, việc giáo dục tư duy máy tình từ sớm là rất quan trọng.
Tư duy máy tính trong nghệ thuật sắp đặt hàng buffet
Thấu hiểu sự cần thiết của việc tìm hiểu về tư duy máy tính và AI, vào mùa hè này, STEAM for Vietnam sẽ triển khai chương trình đào tạo Train the Trainer 2024, nối tiếp sự thành công của Train the Trainer 2023 để tiếp tục mang đến chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy. Đặc biệt trong chương trình năm nay, các thầy cô không chỉ được tìm hiểu về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy vào giảng dạy với một ví dụ cụ thể là công cụ Scratch mà còn được tìm hiểu về AI – tương lai của giáo dục.
Train the Trainer 2024 tiếp tục nối tiếp Train the Trainer 2023 mang đến một chương trình đào tạo giáo viên với các bài học về Tư duy máy tính, cách ứng dụng tư duy máy tính vào giảng dạy và đặc biệt là AI và các chuyên đề về dạy học.
Người viết: Phạm Phương Nam
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
— — —
📧Email: hello@steamforvietnam.org
🌐Website: www.steamforvietnam.org
🌐Fanpage: STEAM for Vietnam
📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT
🌐Zalo: Zalo Official
📍Donation: https://www.steamforvietnam.org/donation