Trong Scratch, các phép toán sẽ gồm các nhóm chính:
Các khối lệnh này dùng để tính toán các giá trị và kết quả sẽ là một con số cụ thể.
Ví dụ như:
Chúng ta có thể bỏ những khối phép tính này vào nhau để giải quyết những bài toán phức tạp hơn. Ví dụ như:
Các phép toán đặc biệt trong Scratch còn bao gồm chia lấy dư và làm tròn.
Chia lấy dư là phép tính lấy phần dư còn lại của phép chia. Ví dụ như phép tính 9 chia 2, chúng ta sẽ có 4 và dư lại 1. Vậy kết quả của phép tính 9 chia 2 lấy dư là 1:
Làm tròn là phép tính bỏ phần dư còn lại của phép chia. Ví dụ như phép tính 16 chia 3, chúng ta sẽ có 5 và dư lại 1. Vậy kết quả của làm tròn phép tính 16 chia 3 là 5:
Khối lệnh này được sử dụng để chọn ngẫu nhiên một số từ () đến () được cho. Các bạn có thể tham khảo thêm từ bài blog Lấy ngẫu nhiên nhé.
Các khối lệnh được dùng để so sánh các giá trị và kết quả sẽ là đúng hay sai.
Các phép so sánh thường được kết hợp với các khối điều khiển để đưa ra điều kiện cho các dự án. Ví dụ như, bạn Miu 3 tuổi và bạn Đốm 2 tuổi. Bạn Miu lớn hơn bạn Đốm nên bạn Miu là anh. Các bạn có thể xem thêm về khối lệnh điều kiện nếu thì tại đây.
Các khối lệnh lô-gíc thường được dùng kết hợp giữa các điều kiện và sau khi chương trình kiểm tra các phép toán sẽ đưa ra kết quả cuối cùng là đúng hay sai. Bên cạnh đấy, các phép toán lô-gíc sẽ đi cùng các khối điều khiển để đưa ra điều kiện cho các dự án.
Với khối lệnh “Và”, chương trình sẽ kiểm tra kết quả của các điều kiện bên trong sau đó sẽ đưa ra kết quả chung giữa hai điều kiện ban đầu.
Ví dụ:
Một ví dụ khác đơn giản hơn:
Mèo Miu đi chợ mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói “Mèo Miu mua táo và nho”. Như vậy bạn chó Đốm đã nói sai rồi.
Lưu ý: Khối lệnh “và” chỉ đưa ra kết quả đúng khi tất cả các điều kiện bên trong đều là đúng.
Với khối lệnh “Hoặc”, chương trình sẽ kiểm tra kết quả của các điều kiện bên trong sau đó sẽ đưa ra kết quả đúng nếu có một điều kiện đúng trong các điều kiện ban đầu.
Ví dụ:
Một ví dụ khác đơn giản hơn:
Mèo Miu đi chợ mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói “Mèo Miu mua nho hoặc chuối”. Như vậy bạn chó Đốm đã nói sai rồi bởi vì bạn Miu không mua nho.
Lưu ý: Khối lệnh “hoặc” chỉ đưa ra kết quả sai khi tất cả các điều kiện bên trong đều là sai.
Khối lệnh “Không phải”, chương trình sẽ đưa ra kết quả cuối cùng ngược với kết quả của điều kiện.
Ví dụ:
Một ví dụ khác đơn giản hơn:
Mèo Miu đi chợ mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói “Mèo Miu không phải mua nho”. Như vậy bạn chó Đốm đã nói đúng rồi bởi vì bạn Miu đã không mua nho.
Các khối lệnh từ ngữ được dùng để thao tác với các “chuỗi ký tự” của từ ngữ hoặc có thể là giá trị số học. Chuỗi kí tự là một loạt các kí tự nối liền với nhau, ví dụ như “abcd” là một chuỗi ký tự được tạo thành từ các ký tự a, b, c, d.
Khối lệnh được dùng để kết hợp hai chuỗi ký tự khác nhau lại thành một chuỗi ký tự.
Ví dụ như:
Khối lệnh Ký tự của chuỗi được dùng để nhận về ký tự ở vị trí được chọn của một chuỗi.
Ví dụ như:
Khối lệnh độ dài của chuỗi sẽ cho ra kết quả là số ký tự có trong chuỗi.
Ví dụ như:
Khối lệnh chuỗi có chứa ký tự sẽ kiểm tra liệu trong một chuỗi có ký tự được chọn hay không và kết quả sẽ là đúng nếu như chuỗi có chứa ký tự hoặc sai nếu không chứa ký tự.
Ví dụ:
Ngoài ra còn có các phép toán phức tạp hơn chúng ta sẽ được học trong các chương trình cấp 2 và cấp 3, các bạn hãy chờ đọc các bài viết khác nhé.
Lưu ý: Các phép toán sẽ có thể kết hợp với nhau để thực hiện các phép toán phức tạp hơn. Khi chạy chương trình, các phép toán sẽ được thực hiện theo thứ tự từ các khối trong cùng trước, các khối bên ngoài cùng sau. Ngoài ra, các giá trị điền vào của phép toán có thể là biến số.
Hãy cùng xem qua ví dụ sau:
Bước 1: Chương trình sẽ chạy các khối so sánh bên trong cùng trước (hai khối so sánh “lớn hơn” và “bé hơn”).
Bước 2: Chương trình sẽ chạy khối lệnh “và”, sau đó chạy khối lệnh so sánh “bằng”.
Bước 3: Chương trình sẽ tìm ra kết quả của cả khối lệnh “hoặc”.
— — —
STEAM for Vietnam Foundation là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) được thành lập tại Hoa Kỳ với sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động liên quan tới giáo dục STEAM (Science — Khoa học, Technology — Công nghệ, Engineering — Kỹ thuật, Arts — Nghệ thuật, Mathematics — Toán học) tại Việt nam. STEAM for Vietnam được thành lập và vận hành bởi đội ngũ tình nguyện viên là du học sinh và chuyên gia người Việt trên khắp thế giới.
— — —
📧Email: hello@steamforvietnam.org
🌐Website: www.steamforvietnam.org
🌐Fanpage: STEAM for Vietnam
📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT
🌐Zalo: Zalo Official