Không dừng lại ở sách vở, tại trường THCS Nguyễn Trãi (Phường Thới An, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ), một cô giáo hàng ngày mang giáo dục STEAM đến trường học. Đó là cô Nguyễn Kim Ngân, giáo viên địa lý tại trường THCS Nguyễn Trãi. Gắn bó với sự nghiệp trồng người gần 19 năm, cô Ngân đã đóng góp không nhỏ đến sự phát triển kiến thức, và kỹ năng, tư duy cho rất nhiều học sinh, đồng thời tạo niềm yêu thích và đam mê học STEAM cho các bạn trẻ, giúp các bạn nhận ra được tầm quan trọng của giáo dục STEAM mang lại trong học tập, công việc và cả đời sống hằng ngày. Hãy cùng theo chân STEAM for Vietnam khám phá câu chuyện của cô giáo Nguyễn Kim Ngân đối với giáo dục STEAM nhé!
Cô Nguyễn Kim Ngân, hiện nay đang là giáo viên dạy Địa lý tại trường THCS Nguyễn Trãi (Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ). Tuy môn giảng dạy chính của Cô Ngân là môn Địa lý, cô có “gia tài đồ sộ” các thành tựu và dự án đáng nể về giáo dục STEAM:
Trước đây, khi chương trình giáo dục mới được giới thiệu , Cô được nhà trường đào tạo giáo dục STEAM để giáo viên thích ứng với sự thay đổi trong thiết kế, soạn giảng kế hoạch bài dạy (giáo án mới) và thực hiện tốt thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Với chương trình giáo dục mới, Cô cảm thấy rất vui, yêu nghề hơn và càng có động lực với sự nghiệp giảng dạy của mình hơn vì môn “phụ” như địa lý được chú trọng hơn trong dạy học. Cô còn bất ngờ vì phương pháp giáo dục STEAM rất tiệm cận với xu hướng học tập và nghiên cứu thời đại này, khi học tập và nghiên cứu ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào việc liên tục cập nhật kiến thức mới, đồng thời có sự hỗ trợ của AI trong việc tìm kiếm và hỗ trợ tư vấn thực hành dự án, bài tập…
Tuy nhiên, Cô cảm thấy Cô vẫn chưa được… đào tạo đủ, và Cô cảm thấy như mình vẫn còn thiếu rất nhiều thứ để có thể tự tin giảng dạy học trò với mô hình giáo dục mới này.
Cô cũng thử sức với một số dự án và bài giảng tích hợp STEAM vào môn học Địa lý. Tuy nhiên, các bạn học sinh, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 9, dường như … không chú trọng vào môn “phụ” là môn Địa lý. Cô cũng gặp không ít khó khăn để giúp các bạn tiếp cận và học tập với mô hình này. Có rất nhiều bạn học sinh khi vừa tiếp cận giáo dục STEAM cũng có rất nhiều câu hỏi về mô hình giáo dục này, hay lợi ích khi học STEAM. Có bạn còn hỏi nếu bạn học STEAM thì có… được điểm 10 không? Khi ấy, Cô Ngân cũng không biết nên giải đáp như thế nào để thực sự thuyết phục và khơi gợi đam mê học STEAM của các bạn, trong khi chính Cô cũng chưa thật sự hiểu và yêu thích được STEAM.
Cho đến khi Cô tham gia khóa học Train the Trainers 2023, Cô mới thực sự hiểu và hứng thú với giáo dục công nghệ STEAM!
Tại Train the Trainers 2023, Cô có cơ hội được trải nghiệm các buổi học về lập trình Scratch vô cùng chất lượng, với các giảng viên giảng dạy là các chuyên gia đến từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu hoặc xuất phát từ những trường đại học danh tiếng và lập trình và Robotics và hoàn toàn miễn phí. Cô còn có cơ hội được gặp gỡ các Thầy Cô khác từ khắp mọi miền đất nước và lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm giảng dạy, lập trình từ các Thầy Cô đó.
Điều bất ngờ nữa là sau khóa học Train the Trainers, Cô nhận ra rằng Train the Trainers thật ra vô cùng gần gũi với đời sống hằng ngày! Từ lập trình Scratch, hay đơn giản nhất là thiết kế slide bài giảng cũng là ứng dụng của mô hình công nghệ STEAM rồi!
Sau khóa học Train the Trainers, Cô Ngân đã có cho mình niềm đam mê mãnh liệt với giáo dục STEAM. Khi mang mô hình STEAM về trường học, Cô đã chủ động hơn trong việc giảng dạy môn học Địa lý và các hoạt động trải nghiệm trong tiết Sinh hoạt lớp có tích hợp STEAM. Cô giải thích về tầm quan trọng của học STEAM, cũng như khuyến khích học sinh sáng tạo các dự án thiết kế slide và trang web giới thiệu du lịch Việt Nam,…
Đối với những bạn vẫn còn chưa có hứng thú với những dự án ấy, Cô Ngân cũng “dụ dỗ” các bạn từ những “dự án” nhỏ nhất: Cô cho các bạn tạo một Padlet, và các bạn sẽ chia sẻ và xin những lời chào, giới thiệu bản thân, hay lời nhắn gửi, lời chúc,… từ các bạn khác trong lớp. Từ đó cũng sẽ gắn kết các bạn trong lớp với nhau hơn. Ngoài ra, Cô cũng “đánh vào tâm lý” các bạn học sinh hiện nay rất yêu thích mạng xã hội là Tiktok. Cô khuyến khích các bạn dựng video chia sẻ về kiến thức các môn học, chia sẻ cuộc sống đời thường, “flex” tài năng, sau đó cắt ghép trên Capcut và đăng trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Điều này không chỉ giúp các bạn học sinh khơi gợi sự tò mò, tư duy logic và tư duy thiết kế, và còn giúp các bạn có nhiều sự tự tin khi nhận được sự công nhận không những từ Cô Ngân, từ các bạn mà còn từ diễn đàn mạng xã hội nữa.
Với sự bùng nổ của AI, việc học và dạy STEAM trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện nay, ngoài việc AI có thể hỗ trợ giáo viên lên ý tưởng bài giảng, làm “hộ” các công việc giấy tờ như viết thư mời họp phụ huynh định kỳ, các thông báo về các sự kiện quan trọng trong lớp. AI còn hỗ trợ Thầy Cô “nâng cấp” chất lượng bài giảng khi góp ý cho giáo án đồng thời chỉ ra một số kiến thức chưa đúng mà Thầy Cô vô tình gặp phải khi soạn giáo án, và từ đó cũng giúp cho bài giảng của các Thầy Cô “cá tính” hơn… Vì vậy, rất nhiều Thầy Cô chúng ta bị choáng ngợp với những lợi ích mà AI mang lại, đến mức chúng ta nghi ngờ và lo sợ về sức mạnh của AI và nguy cơ chính giáo viên trong tương lai sẽ bị thay thế bởi… AI.
Theo Cô Ngân, với chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, giáo dục STEAM ngày càng trở thành mô hình giáo dục quan trọng và cần thiết cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, giáo dục STEAM vẫn còn là một “kho báu” vô cùng xa vời bởi chúng ta còn cần rất nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng thành công chất lượng đào tạo STEAM như các quốc gia phát triển cho giáo viên và học sinh, cũng như cơ sở vật chất còn hạn chế và Thầy Cô còn bất cập trong việc di chuyển đến địa điểm đào tạo.
Tuy nhiên, khóa học Train the Trainers của STEAM for Vietnam chính là cánh cửa mở ra chờ đón các Thầy Cô và các bạn học sinh có thể chạm tay được đến với “kho báu” ấy. Cô vô cùng ấn tượng và thích thú với mô hình lớp học “không biên giới” – tức là lớp học online đồng thời được cung cấp hệ thống học tập LMS để người học có thể truy cập lớp học và bài học, bài tập tại bất cứ thời gian và địa điểm nào chỉ cần có 1 chiếc laptop hoặc điện thoại, máy tính bảng,… Cô cũng xúc động với sự nhiệt huyết và gắn bó của các Thầy Cô sau khóa học, khi vẫn còn kết nối đến tận bây giờ cũng như đồng hành trong các khóa học CS 201, CS 202 của STEAM for Vietnam với vai trò trợ giảng.
Quay lại với chủ đề AI cực kỳ “nóng” hiện nay, Cô Ngân cũng chia sẻ thêm rằng “Chúng ta hoàn toàn làm chủ AI, và chúng ta cần làm chủ AI. Bởi vì chúng ta là những người tạo ra và phát triển AI!”. Cô cũng chia sẻ thêm lời khuyên chúng ta nên học cách “sống chung” và “phân công” nhiều việc hơn cho AI hỗ trợ thay vì sợ hãi, tránh né và bài trừ. Bởi có sự trợ thủ của AI, chắc chắn, năng suất làm việc của giáo viên chúng ta sẽ tăng lên gấp 5 lần, 10 lần và thậm chí còn hơn thế nữa!
Và “kho báu” mà Cô Ngân đề cập đến là gì? Đó là sự hội nhập và trở thành công dân toàn cầu của thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng trước khi trở thành công dân toàn cầu, Cô Ngân mong muốn các bạn trẻ sẽ trở thành công dân của vũ trụ: tức là yêu bản thân, yêu gia đình, Thầy Cô, bạn bè và những người xung quanh. Từ đó thêm yêu quê hương, đất nước, xóm làng và khơi dậy mong muốn được cống hiến cho xã hội.
Để làm được điều này, các bạn học sinh trước hết cần cập nhật liên tục kiến thức mới hằng ngày để nắm bắt được xu thế phát triển mới của thế giới xung quanh. Và công nghệ, đặc biệt là AI ngày càng giúp các bạn rất nhiều trong việc đạt được tư duy cầu thị này. Các bạn nhỏ, đối với Cô Ngân, có rất nhiều sự tò mò và trí tưởng tượng cùng với tư duy logic rất tốt. Nhưng các bạn cũng còn non trẻ, còn thiếu sót nhiều điều, đặc biệt là thiếu sự định hướng. Chính vì vậy, Thầy Cô là lực lượng quan trọng nhất để khơi gợi, định hướng và bồi dưỡng tài năng và trí tuệ của học sinh trẻ Việt Nam.
Để trở thành người dẫn dắt và định hướng đúng đắn cho học trò, chúng ta trước tiên cần trở thành một hình mẫu của các bạn – là những người tiên phong trong học tập, nghiên cứu và lan tỏa giá trị của giáo dục STEAM. Sau thành công của Train the Trainers 2023, với 2000+ lượt đăng ký khóa học, gần 2500 Thầy Cô tham gia cộng đồng khóa học tại Discord, và 754 Thầy Cô hoàn thành khóa học, rất nhiều Thầy Cô mong muốn STEAM for Vietnam tiếp tục có thêm những khóa học và hoạt động STEAM và liên tục đổi mới về chương trình đào tạo, đặc biệt là nhu cầu về học và làm chủ A. Hiểu được mong muốn đó, STEAM for Vietnam vinh dự trở thành tổ chức giáo dục STEAM đầu tiên tại Việt Nam mở khóa học đào tạo về AI và ứng dụng của AI trong học tập, công việc và đời sống hằng ngày.
___________________
Hãy đăng ký khóa học Train the Trainers 2024: AI Summer Camp của STEAM for Vietnam – nơi Thầy Cô và các bạn có thể được trải nghiệm, học hỏi, nâng cao kiến thức về tư duy máy tính, lập trình Scratch, Trí tuệ nhân tạo (Gen AI) và còn nhiều điều thú vị hơn nữa!
Với mục tiêu “Dẫn đầu tương lai giáo dục cùng Tư duy máy tính & Generative AI”, Chương trình đào tạo Train-the-Trainers 2024 nằm trong chuỗi hoạt động đào tạo giáo viên tiền phương, dành cho thầy cô nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy, qua việc:
Thông tin chi tiết về khóa học:
Để nhận được cập nhật mới nhất từ khóa học Train the Trainers 2024 sắp tới, vui lòng điền form Đăng ký nhận thông tin khóa học được đính kèm tại đây: https://bit.ly/3twaitinglist
__________________
Mọi thắc mắc về các khóa học và hoạt động của STEAM for Vietnam, vui lòng liên hệ:
📧Email: hello@steamforvietnam.org
🌐Website: https://www.steamforvietnam.org
📺YouTube: http://bit.ly/S4V_YT
#STEAMforVietnam #trainthetrainers #computationalthinking #AI #AISummerCamp