Banner

Giáo dục ngành STEAM: chiến lược cho tương lai của trẻ!

Avatar
Rosie Nguyen
Mo-11-2020

Giáo dục ngành STEM là một khái niệm đã trở nên quen thuộc trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nhưng có lẽ khái niệm về STEAM lại chưa mấy phổ biến trong tư duy của nhiều người, đặc biệt là các phụ huynh ở Việt Nam.

Giáo dục ngành STEM là một khái niệm đã trở nên quen thuộc trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nhưng có lẽ khái niệm về STEAM lại chưa mấy phổ biến trong tư duy của nhiều người, đặc biệt là các phụ huynh ở Việt Nam.

STEM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). STEM và STEAM dù chỉ khác nhau ở chữ “A” — Arts (Nghệ thuật) nhưng đây là một yếu tố không thể thiếu giúp các em học sinh áp dụng tư duy sáng tạo vào giải quyết các vấn đề khoa học trong STEM. Không đơn thuần là tranh vẽ hay hình ảnh, các môn nghệ thuật (Arts) còn bao gồm nhân văn học, ngôn ngữ học, khiêu vũ, kịch nghệ, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, thiết kế và phương tiện truyền thông mới (“new media”).

STEAM không phải là một khái niệm mới vì nó đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Từ những năm đầu thế kỉ 16, Leonardo Da Vinci đã sử dụng những bức vẽ để mô phỏng lại cấu trúc xương ở người, đóng góp không ít cho nghiên cứu sinh học và giải phẫu học.

Source: Pinterest.com

Hay quen thuộc hơn là bài hát “ABC song” vui nhộn và dễ nhớ mà các em học sinh được dạy ngay từ khi mới làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh.

Source: YouTube

Ở các nước tiên tiến, giáo dục ngành STEAM đã được chú trọng từ các cấp Tiểu học, Trung học và xuyên suốt đến giáo dục Đại học, trên Đại học. Năm 2009, Hàn Quốc phổ cập STEAM vào chương trình giáo dục toàn quốc. Tại Mỹ, việc ngày càng nhiều khóa học sáng tạo thực hành được đưa vào chiến lược học tập trong các trường học, giúp STEAM được đánh giá là “nền giáo dục chất lượng”. Ở Singapore, nhiều trường quốc tế đã ứng dụng các thiết bị phức tạp như máy cắt, máy in 3D hay các chương trình lập trình để học sinh tự xây dựng mô hình phục vụ cho việc học (lập trình game, xây nhà Lego, tự chế nhạc cụ, vv)

Học sinh trường Quốc tế Canadian International School, Singapore trong giờ thực hành công nghệ. (Source: CIS)

Giáo dục hiện đại không chỉ nằm ở việc ghi nhớ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy các em cách tư duy. Thay vì học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, hãy tạo cho các em niềm hứng thú với việc học. Cùng là khoa học nhưng qua cách tiếp cận của STEAM, các em sẽ sử dụng sự sáng tạo của mình để ứng dụng những lý thuyết khoa học vào thực tế, như xây dựng một cây cầu từ những que kem, chế tạo tên lửa nước từ những vỏ chai nhựa tái chế, hay làm bong bóng khổng lồ từ dung dịch nước rửa chén và bột nở, v.v…

Câu nói của Charles Nègre, một nhiếp ảnh gia thế kỷ 19, đã tổng kết khái niệm về STEAM một cách hoàn hảo: “Nơi khoa học dừng chân, nghệ thuật bắt đầu.” STEAM là minh chứng cho việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa khoa học và nghệ thuật, tạo nền tảng cho sự phát triển đồng đều ở cả hai bán cầu não trái-phải của trẻ.

Source: STEAM for Vietnam

Phụ huynh có thể lo ngại rằng việc cho các em học STEAM từ nhỏ là quá sớm. Nhưng minh chứng thực tế cho thấy STEAM giúp nâng cao tư duy phản biện và kỹ năng mềm của các em, biến quá trình học trở thành hứng thú chứ không còn là sự ép buộc như xưa. Hiểu rõ nhu cầu của các phụ huynh muốn cho con tiếp xúc với STEAM từ sớm, STEAM for Vietnam sẽ tổ chức Coding Bootcamp 2020 theo hình thức Live MOOC đầu tiên ở Việt Nam vào mùa hè năm nay, tập trung vào chương trình dạy Lập trình Máy tính cho các em học sinh. Học sinh ở bất cứ độ tuổi và trình độ nào cũng có thể tham gia chương trình này. Tuy nhiên chương trình được thiết kế phù hợp nhất với các bạn nhỏ ở lứa tuổi cấp Hai.

Theo dõi thông tin trên STEAM for Vietnam để cùng cập nhật những cập nhật mới nhất về Coding Bootcamp 2020: https://www.facebook.com/steamforvietnam.org

Từ khóa:

Đăng ký ngay để cập nhật thông tin
về các khóa học của STEAM for Vietnam